Sapa là một thành phố núi thuộc tỉnh Lào Cai, nơi đây ngoài địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ra, người dân nơi đây còn kiếm sống bằng nghề săn gốc cây cổ thụ. Những gốc cây này là những gốc của các cây cổ thụ đã chết bị vùi sâu vào đất, sau một thời gian thì xuất hiện trên mặt đất, có những hình dạng kỳ lạ, đẹp mắt dùng để làm cảnh.
Table of Contents
Bắt nguồn của nghề săn gốc cây cổ thụ
Nghề săn gốc cây cổ thụ của người dân xã Trung Chải bắt nguồn từ việc đi rừng của những người dân bản cao. Họ phát hiện ra những gốc cây khô này, có dáng vẻ kỳ lạ, thích thú mang về để trước sân làm cảnh. Khi những du khách đến Sapa du lịch, họ thấy thích thú với những gốc cây này nên bỏ tiền ra mua về làm kỷ niệm. Nhiều du khách như thế đã làm cho người dân nơi đây phát hiện ra một cách kiếm tiền mới. Họ rủ nhau lên rừng tìm những gốc cây như thế về để bán lai cho du khách để tìm thêm thu nhập.

Giá của những gốc cây cổ thụ này
Những gốc cây cổ thụ này hầu hết là những gốc cây đã chết như lim, trầm, sến, táu,… Những loại gốc cây này được bày bán có khi là trước sân, hoặc trên đường đi. Giá của chúng tùy thuộc vào độ tuổi, hình dáng to nhỏ và mức độ hóa thạch.
Công dụng của những gốc cây này được dùng trong trang trí, bàn uống trà, bàn cờ đặt ngoài sân vườn hoặc trong phòng khách. Giá của nó thấp nhất từ 1 triệu hoặc có khi lên đến vài chục triệu tùy độ quý hiếm của gốc cây và giá trị nghệ thuật mà chúng mang lại.
Đằng sau những gốc hàng triệu đồng là những cuộc băng rừng vượt suối

Để có thể săn những gốc cây này, người dân địa phương phải băng rừng vuotj suối, mang theo những dụng cụ thô sơ như cuốc, thuổng, dây thừng và dao để đi vào rừng. Để chuẩn bị cho một hành trình dài ngày, những người thợ phải mang theo nhu yếu phẩm cho mình, chủ yếu là gạo, ngô, khoai, sắn. Những lần vào rừng như vậy như một trò đánh cuộc. Theo lời kể của một tay săn gốc cây nổi tiếng thì chuyến đi của họ có khi kéo dài hàng tháng trời nhưng chỉ tìm được một hai gốc cây ưng ý, hoặc đôi khi chẳng tìm thấy gì và phải trở về tay không.
Một hành trình nói ra thì rất dễ, nhưng cũng chỉ ó những người đi tìm săn những gốc cây này mới hiểu rõ được độ khó của công việc. Người đi rừng ngoài sức khỏe dẻo dai, thì kinh nghiệm, sự nhanh nhẹn và con mắt tinh tường là những yếu tố bắt buộc họ phải có. Bởi vì những gốc cây này thường nằm ở những vị trí có cây cỏ rậm rạp, trong hang hay những nơi ít khi thấy rõ được. Những người thợ phải có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ để có thể tìm thấy và đào chúng lên mà không làm hư hại gốc cây.
Như bạn cũng biết đấy, đối diện với một chuyến đi rừng thì người đi rừng phải đối mặt với những nguy hiểm ngôn lường ứng với câu rừng thiêng nước độc của ông bà ngày xưa để lại.
Đối mặt với những nguy hiểm có thể lấy mạng người như chơi đó, các cơ quan chính quyền đã nhiều lần can thiệp cũng như khuyên người dân nơi đây dừng việc săn gốc cây cổ thụ lại. Nhưng một thời gian thì mọi chuyện cũng đâu vào đấy.
Thật ra, số tiền kiếm được từ việc bán gốc cây không phải ai hay lần nào cũng mang đến sự sung túc cho người dân vùng bản. Nhưng với họ việc cầu may để tìm thấy một gốc cây đủ trang trải cho gia đình một lúc thiếu thốn đã làm cho họ bất chấp những nguy hiểm rình rập.
Khai thác những gốc cây cổ thụ sống

Ngoài những gốc cây cổ thụ đã chết thì những cây cổ thụ sống vẫn đáng giá hơn nhiều. Ở Sapa vẫn có rất nhiều đại gia tìm kiếm và nuôi dưỡng những gốc cây hoa có tuổi đời cao ngất ngưỡng.
Có nhiều người đam mê những gốc cây hoa cổ thụ sẵn sàng chi trả hàng tỷ đồng để mua những gốc cây này về. Vì với họ, đó không chỉ là những gốc cây hiếm có, mang lại phong thủy tốt cho người chăm sóc, đó còn là một niềm đam mê trong cuộc sống của họ.
Sapa là một phố núi, với điều kiện nơi đây người dân địa phương rất dễ tìm được những cây hoa hoang dại nhưng có tuổi đời hàng trăm tuổi. Cũng vì thế nên cái tên Sapa rất nổi tiếng với những người đam mê cây cảnh.
Tranh gỗ cháy tại Sapa

Những ai du lịch đến Sapa hẳn là không xa lạ gì với món quà lưu niệm độc đáo này của xứ sở sương mù Tây Bắc. Đây là một món quà lưu niệm mang tính độc đáo và tính nghệ thuật cao. Được làm từ nguyên liệu gỗ lấy từ các gốc cây Pơ Mu từ dãy núi hùng vĩ Hoàng Liên Sơn, trải qua quá trình điêu khắc đầy phức tạp bởi những bàn tay khéo léo của người dân, đã cho ra những tác phẩm tranh nghệ thuật độc đáo và đẹp mắt. Bức tranh gỗ này ngoài vẻ ngoài đầy nghệ thuật ra, còn mang một mùi hương thoang thoảng đặc trưng của gỗ Pơ Mu.
Món quà lưu niệm này được rất nhiều du khách yêu thích chọn làm quà kỷ niệm hay dành tặng cho bạn bè người thân của họ.