Thịt trâu gác bếp A Páo hay còn được mệnh danh là vua thịt trâu gác bếp, là một món ngon truyền thống của mảnh đất Tây Bắc đại ngàn. Trong cái thời tiết se lạnh của vùng núi, còn gì thích hơn là ngồi quây quần với nhau bên ngọn lửa, thưởng thức miếng thịt trâu gác bếp A Páo dai dai, cay cay, thơm mùi khói. Bên cạnh cuộc chuyện trò rôm rả lại nhấp thêm một ngụm rượu làm say đắm lòng người.
Sapa không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là nơi có một nền ẩm thực vô cùng ấn tượng, làm du khách đến đây cứ nhớ mãi hương vị của núi rừng Tây Bắc.
Vua thịt trâu gác bếp A Páo – Món ăn thơm mùi khói bếp của Tây Bắc

Ở miền núi Tây Bắc, hầu như nhà nào cũng có thể làm món thịt gác bếp này từ các nguyên liệu khác nhau như: hươu, nai, ngựa, lợn, trâu. Nhưng món thịt trâu gác bếp A Páo lại có hương vị đặc trưng hơn cả và được người ta ưu ái với cái tên vua thịt trâu gác bếp A Páo.
Gia tộc A Páo có lịch sử hàng trăm năm cùng với món thịt trâu gác bếp. Người A Páo ngày xưa có tập tục di canh di cư, họ săn bắn rất giỏi. Nhưng trong những chuyến đi săn này, thời gian rất dài nên để bảo quản thức ăn được lâu hơn, họ đã nghĩ ra cách để làm khô chúng.
Với ý nghĩa ban đầu khi tạo ra nó vô cùng đơn giản, nhưng dần về sau này, món ăn này đã dần gắn bó sâu đậm cùng với cuộc sống và văn hóa của người dân vùng Tây Bắc. Bởi thế, món Vua thịt trâu gác bếp A Páo không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là biểu tượng của núi rừng Tây Bắc. Một lần đặt chân đến Sapa mang về một món quà là thịt trâu gác bếp là bạn đã mang cả không khí núi rừng Tây Bắc về nhà rồi đấy.
Cách chế biến thịt trâu gác bếp A Páo – mộc mạc mà tinh tế

Để chế biến được món thịt trâu gác bếp A Páo có thể nói là không khó, nhưng trong công đoạn chế biến lại đòi hỏi rất công phu, tỉ mỉ và nhất là có kinh nghiệm về các loại gia vị của miền núi để tạo ra được hương vị đặc trưng của núi rừng.
Tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu cũng đã làm nổi bật nên giá trị của món ăn này. Để làm được món thịt trâu gác bếp thơm, ngọt, thịt vừa dai vừa mềm thì thịt được sử dụng phải là thăn, bắp, lưng của những con trâu tốt được chọn lựa kỹ càng.
Trong quá trình nuôi dưỡng trâu cũng rất công phu khi phải dắt trâu ra đồng ăn cỏ sớm lúc mặt trời vừa ló dạng để cỏ còn đọng lại những hạt sương sớm. Vào thời gian này trâu ăn cỏ là tốt nhất để nuôi ra những con trâu có phần thịt dẻo dai và ngon.
Khi khai dao chuẩn bi chế biến thịt trâu thì tộc người A Páo có một truyền thống đặc biệt là chỉ có những người trong tộc mới được tham gia vào quy trình chế biến thịt trâu. Bí kíp để lấy được những thớ thịt trâu tươi ngon nhất được lưu giữ kỹ càng và không được tiết lộ ra bên ngoài.
Công đoạn ướp gia vị là công đoạn khó nhất và quyết định hương vị của miếng thịt trâu sau khi thành phẩm. Công đoạn này cũng làm nên sự độc lạ và nét riêng biệt của thương hiệu thịt trâu gác bếp A Páo.
Để tạo nên món thịt trâu gác bếp A Páo trứ danh phải sử dụng chuẩn hương vị với 29 loại gia vị khác nhau. Những gia vị này chính là kết tinh của đất trời phải kể đến như ớt, tiêu, tỏi, gừng, hạt dổi, hạt mắc khén,… Trong những điều làm nên hương vị đặc trưng của món đặc sản Sapa này phải kể đến chính là hạt mắc khén. Loại hạt này không có hương vị cay như ớt hay thơm thoang thoảng như tiêu, nó cị thơm nồng nàn cùng vị cay tê rần khi chạm vào đầu lưỡi. Kết hợp tất cả những gia vị với nhau đã tạo nên một loại hương vị không thể nào quên trong lòng du khách một khi đã nếm thử món đặc sản này.

Nếu như món bò một nắng của người Gia Lai được tạo nên từ cái nắng bỏng rát để hoàn thiện món ăn đặc sản này, thì món thịt trâu gác bếp A Páo của người Thái lại dùng hương củi cùng khói bếp để ướp vào từng thớ thịt được làm ra.
Chắc chắn không phải đơn giản như việc treo thịt lên gác bếp để nó khô là được. Để có được thành phẩm tiêu chuẩn là khi miếng thịt chín đều nhưng bên ngoài có màu đen, cứng bên ngoài nhưng bên trong lại mềm và đỏ hồng. Người dân địa phương khi phơi thịt phải canh thời gian để lật mặt thịt.
Tại sao lại nói thịt trâu gác bếp có hương vị của núi rừng? Không chỉ riêng về các loại hạt làm nên gia vị của món thịt, mà củi bếp để hong thịt cũng phải được chọn từ những loại cây đặc biệt mọc trên rừng để khói tỏa ra giúp thịt săn lại nhưng vẫn giữ được hương vị của thịt và hương thơm của củi.
Công đoạn lấy ra khỏi bếp và công đoạn ướp thịt cuối cùng là bí kíp mà người A Páo không tiết lộ ra. Nhưng những công đoạn trước đó cũng đủ cho chúng ta thấy được món ngon này tốn biết bao tâm huyết của người làm nên nó, ngoài hương vị không chê vào đâu được ra thì những điều này cũng làm nó trở nên xứng đáng với danh xưng vua thịt trâu gác bếp rồi.
Nơi đâu có thịt trâu gác bếp nơi đó tràn ngập hương vị Tây Bắc ùa về

Một món ăn được chế biến tinh tế như thịt trâu gác bếp mà người dùng nó không biết thưởng thức thì thật là phí công người phí của trời. không phải cứ nhai vội rồi uống thêm vài ngụm rượu là hiểu được hương vị thực của món ăn này.
Để hiểu hết được người làm ra nó đã dụng tâm bao nhiêu để cho ra thứ hương vị độc đáo này, bạn phải thưởng thức nó từ tốn để đầu lưỡi cảm nhận được hết những cung bậc cảm xúc mà những gia vị mang lại. Cảm nhận được vị ngọt của thịt, vị thơm đặc trưng rồi lại tê tê nơi đầu lưỡi sau đó nhấp một hướp rượu để làm tăng thêm hương vị của cả hai thì không còn lời văn nào có thể tả được.
Cũng chính vì đệ nhất ẩm thực Tây Bắc – thịt trâu gác bếp A Páo đã làm không ít du khách muốn đến để nếm thử hương vị độc đáo này để ghi nhớ mãi. Những ai đã thưởng thức rồi thì không biết làm sao cho phải khi cứ nhớ thương mãi món đặc sản này.
Nếu có thời gian đừng ngại ngần gì cho mình một chuyến Du Lịch Sapa Lào Cai để trải nghiệm những điều thú vị nơi đây nhé.